Presentation is loading. Please wait.

Presentation is loading. Please wait.

Hậu Hán Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan cộng dịch

Similar presentations


Presentation on theme: "Hậu Hán Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan cộng dịch"— Presentation transcript:

1 Hậu Hán Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan cộng dịch
四十二章經 Tứ Thập Nhị chương Kinh Tên đề của bộ kinh này có bảy chữ "Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh" và bảy chữ ấy bao gồm cả tên chung (thông danh) lẫn tên riêng (biệt danh). Trong đó, chữ "Kinh" là tên chung. Tất cả kinh điển do Đức Phật thuyết giảng đều có cùng một tên chung là "Kinh"; và những chữ còn lại nằm trong tên đề thì thuộc về phần tên riêng. Tên riêng là tên gọi đặc biệt của bộ kinh, không hề trùng hợp với tên riêng của bất kỳ một bộ kinh nào khác. 後漢迦葉摩騰竺法蘭共譯 Hậu Hán Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan cộng dịch

2 佛說四十二章經 Phật thuyết Tứ Thập Nhị chương Kinh 後漢迦葉摩騰竺法蘭共譯
Tên đề của bộ kinh này có bảy chữ "Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh" và bảy chữ ấy bao gồm cả tên chung (thông danh) lẫn tên riêng (biệt danh). Trong đó, chữ "Kinh" là tên chung. Tất cả kinh điển do Đức Phật thuyết giảng đều có cùng một tên chung là "Kinh"; và những chữ còn lại nằm trong tên đề thì thuộc về phần tên riêng. Tên riêng là tên gọi đặc biệt của bộ kinh, không hề trùng hợp với tên riêng của bất kỳ một bộ kinh nào khác. 後漢迦葉摩騰竺法蘭共譯 Hậu Hán Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan cộng dịch

3 A. Bằng chữ Hán tại Trung Quốc
III. CÁC BẢN DỊCH, CHÚ KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG A. Bằng chữ Hán tại Trung Quốc 1. Tứ Thập Nhị Chương Kinh, Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan hợp dịch đời Hậu Hán, (67 T.L) (sơ dịch). 2. Tứ Thập Nhị Chương Kinh, Ngô Chi Khiêm dịch, sau bản sơ dịch vài năm. 3. Tứ Thập Nhị Chương Kinh, Hiếu Minh Hoàng đế, đời Tiền Tấn ( , T.L). 4. Tứ Thập Nhị Chương Kinh, Tống Chân Tông Hoàng đế, chú giải (960, T.L). 5. Tứ Thập Nhị Chương Kinh Chú, sa môn Thủ Toại đời Minh ( ) chú giải, sa môn Liễu Đồng bổ chú. 6. Tứ Thập Nhị Chương Kinh Giải, sa môn Tri Húc ( ) đời Minh chú giải. 7. Tứ Thập Nhị Chương Kinh Chỉ Nam, sa môn Đạo Bái đời Minh soạn. 8. Tứ Thập Nhị Chương Kinh Sớ Sao 5q, sa môn Tục Pháp thuật. 9. Tứ Thập Nhị Chương Kinh Chú, Thái Hư Đại sư chú giải (1941). 10. Tứ Thập Nhị Chương Kinh Chú, Đinh Phúc Bảo chú giải (1959). "Kinh" có bốn ý nghĩa là: Quán (kết nối), Nhiếp (thâu về), Thường, và Pháp. 1. "Quán" là "quán xuyên sở thuyết nghĩa"; nghĩa là nối kết những nghĩa lý đã được thuyết giảng lại với nhau. Cũng giống như tràng chuỗi niệm Phật, các đạo lý trong Kinh được liên kết với nhau từng chữ, từng chữ một. 2. "Nhiếp" là "nhiếp trì sở hóa cơ" nghĩa là thâu phục, dẫn dắt tất cả chúng sanh có căn cơ và đã sẵn sàng để đón nhận sự giáo hóa. 3. "Thường". Thế nào gọi là "thường"? "Cổ kim bất biến viết thường", nghĩa là từ xưa đến nay không hề biến đổi thì gọi là "thường". Những đạo lý chứa đựng trong Kinh vốn bất biến - trong quá khứ đã không thay đổi, ngay hiện tại cũng không thay đổi, và trong tương lai cũng sẽ không thay đổi, cho nên gọi là thường. 4. "Pháp". "Tam thế đồng tuân viết Pháp", nghĩa là những gì mà tam thế đều đồng tuân theo thì gọi là "Pháp". "Tam-thế" là ba đời: Quá khứ, hiện tại và vị lai. Tất cả chúng sanh trong ba đời đều tôn thờ và noi theo giáo pháp trong Kinh mà tu hành.

4 B. Bằng chữ Hán-Việt tại Việt Nam
1. Tứ Thập Nhị Chương Kinh, Trung tâm Phật giáo Luy Lâu, Giao Châu, thế kỷ I. 2. Tứ Thập Nhị Chương Kinh Khoa Chú, đời Trần ( ). 3. Kinh Bốn Mươi Hai Chương, Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học xuất bản ( ). 4. Kinh Bốn Mươi Hai Chương Giải Thích, HT. Hoàn Quan chú giải (1963). 5. Kinh Bốn Mươi Hai Chương, HT. Thanh Cát dịch (1965). 6. Kinh Bốn Mươi Hai Chương, Hội Bồ đề Chợ Lớn dịch (1967). 7. Kinh Bốn Mươi Hai Chương, Trí Đức Tòng Thư xuất bản (1971), Đoàn Trung Còn dịch chú. 8. Kinh Những điều Phật dạy, sa môn Thái Không dịch (1978). 9. Một số bản khác như các bản của TT. Minh Thông, HT. Từ Thông, HT Thiện Nhơn, TT. Pháp Chiếu, TT Viên Giác, TT Nhật Từ, TT Vĩnh Hóa, v.v…

5 Mục lục Kinh Tựa Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả
Chương 2: Đoạn Dục Tuyệt Cầu (Trừ Dục Vọng, Dứt Mong Cầu) Chương 3: Cắt Ái Khứ Tham (Cắt Đứt Ái Dục, Xả Bỏ Lòng Tham) Chương 4: Thiện Ác Tinh Minh (Thiện, Ác Phân Minh) Chương 5: Chuyển Trọng Linh Khinh (Chuyển Nặng Thành Nhẹ) Chương 6: Nhẫn Ác Vô Sân (Nhịn Kẻ Ác Và Không Oán Hận) Chương 7: Ác Hoàn Bản Thân (Ở Ác Gặp Ác ) Chương 8: Trần Thóa Tự Ô (Gieo Gió Gặp Bão) Chương 9: Phản Bổn Hội Đạo (Về Nguồn Gặp Đạo) Chương 10: Hỷ Thí Hoạch Phúc (Hoan Hỷ Bố Thí Tất Được Phước) Chương 11: Thí Phạn Chuyển Thắng (Sự Gia Tăng Của Công Đức Trong Việc Bố Thí Thức Ắn) Chương 12: Cử Nan Khuyến Tu (Nêu Ra Sự Khó Để Khuyên Tu) Chương 13: Vấn Đạo Túc Mạng (Hỏi Về Đạo & Túc Mạng) Chương 14: Thỉnh Vấn Thiện Đại (Hỏi Về Tánh Thiện Và Đại) Chương 15: Thỉnh Vấn Lực Minh (Hỏi Về Sức Mạnh & Sáng)

6 Mục lục Chương 16: Xả ái Đắc Đạo (Bỏ ái Dục Tất Đắc Đạo)
Chương 17: Minh Lai ám Tạ (ánh Sáng Đến, Bóng Tối Tan) Chương 18: Niệm Đẳng Bổn Không (Ý Niệm Và Mọi Thứ Vốn Là Không) Chương 19: Chân Giả Tinh Quán (Quán Xét Cả Thật Lẫn Giả) Chương 20: Suy Ngã Bổn Không (Suy Ra Cái "Ta" Vốn Là Không) Chương 21: Danh Thanh Táng Bổn (Danh Vọng Hại Người) Chương 22: Tài Sắc Chiêu Khổ (Tiền Của Và Sắc Dục Mang Lại Đau Khổ) Chương 23: Thê Tử Thậm Ngục (Gia Đình Còn Tệ Hơn Lao Ngục) Chương 24: Sắc Dục Chướng Đạo (Sắc Dục Chướng Ngại Đường Đạo) Chương 25: Dục Hỏa Thiêu Thân (Lửa Dục Đốt Người) Chương 26: Thiên Ma Nhiễu Phật (Thiên Ma Quấy Nhiễu Phật) Chương 27: Vô Trước Đắc Đạo (Không Chấp Trước Tất Đắc Đạo) Chương 28: Ý Mã Mạc Túng (Đừng Theo ỀCon Ngựa ý Niệm) Chương 29: Chánh Quán Địch Sắc (Quán Tưởng Chân Chánh Thắng Được Sắc Dục)

7 Mục lục Chương 30: Dục Hỏa Viễn Ly (Lánh Xa Lửa Dục)
Chương 31: Tâm Tịch Dục Trừ (Tâm Vắng Lặng, Dục Vọng Dứt) Chương 32: Ngã Không Bố Diệt (Không Còn Cái Ngã Thì Hết Sợ Hãi) Chương 33: Trí Minh Phá Ma (Trí Huệ Và Sự Sáng Suốt Phá Tan Chúng Ma) Chương 34: Xử Trung Đắc Đạo (Giữ Trung Dung Tất Đắc Đạo) Chương 35: Cấu Tịnh Minh Tồn (Tẩy Sạch Cấu Bẩn, Chỉ Còn Vẻ Sáng) Chương 36: Triển Chuyển Hoạch Thắng (Sự Chuyển Đổi Thù Thắng) Chương 37: Niệm Giới Cận Đạo (Nhớ Nghĩ Đến Giới Là Gần Với Đạo) Chương 38: Sanh Tức Hữu Diệt (Có Sanh Tất Có Diệt) Chương 39: Giáo Hối Vô Sai (Sự Dạy Bảo Vốn Không Phân Biệt) Chương 40: Hành Đạo Tại Tâm (Tâm Phải Thực Hành Theo Đạo) Chương 41: Trực Tâm Xuất Dục (Ngay Thẳng Dứt Trừ Dục Vọng) Chương 42: Đạt Thế Như Huyễn (Hiểu Được Cõi Đời Là Hư Huyễn)

8 Chương 1: Định nghĩa Sa môn và Sa môn quả Chương 2: Đối tượng tu tập
Chương 3: Sa môn hạnh Chương 4: Thập thiện - Thập ác Chương 5: Lỗi lầm và hối quá Chương 6: Phỉ báng thiện và ác quả dị thục Chương 7: Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách Chương 8: Ác giả ác báo Chương 9: Giá trị tri và hành Chương 10: Phước đức tuỳ hỷ hạnh bố thí

9 Chương 11: Đối tượng và phước đức của bố thí
Chương 12: 20 điều khó của kiếp người Chương 13: Điều kiện chứng túc mạng minh Chương 14: Định nghĩa thiện và vĩ đại Chương 15: Nhẫn nhục Chương 16: Điều kiện con đường đạt đạo Chương 17: Ánh sáng người đạt đạo Chương 18: Cốt tuỷ của đạo Phật Chương 19: Nguyên lý vô thường của vạn pháp Chương 20: Hữu thể con người: Vô thường, khổ, vô ngã

10 Chương 21: Danh vọng: Thú vui ít giá trị
Chương 22: Tài sắc: Ngọt ít, đắng nhiều Chương 23: Ân ái là tù ngục Chương 24: Ái dục khổ đệ nhất Chương 25: Lửa ái cháy tay Chương 26: Thiên ma dâng ngọc nữ Chương 27: Lại nói về điều kiện đạt đạo Chương 28: Không nên chủ quan Chương 29: Đoạn trừ tâm ái dục – duy trì phạm hạnh Chương 30: Tránh dục như tránh lửa

11 42 chương Chương 31: Đoạn âm không bằng đoạn tâm
Chương 32: Diệt ái dục, ly sinh tử Chương 33: Tỳ kheo-chiến sĩ diệt lậu hoặc Chương 34: Độc lộ giải thoát Chương 35: Bỏ cấu nhiễm tâm, đạt đạo giải thoát Chương 36: Lại nói về cái khó của con người Chương 37: Chứng đạo phải do sự tu tập Chương 38: Mạng sống con người chỉ trong một hơi thở Chương 39: Chư pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ Chương 40: Thân hành đạo - Tâm hành đạo Chương 41: Tinh tấn - Bỏ tình dục Chương 42: Phương tiện tri kiến, Như thị tri kiến (TT Nhật Từ)

12 經序:世尊成道已,作是思惟:離欲寂靜,是最為勝。住大禪定,降諸魔道
Kinh Tựa: Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy: “Ly dục tịch tĩnh, thị tối vi thắng.” Trụ đại thiền định, hàng chư ma đạo. Tựa kinh: Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Ly dục và thanh tịnh là tối thắng, an trú trong Ðại thiền định mới hàng phục được chúng ma."

13 於鹿野苑中,轉四諦法輪,度憍陳如等五人而證道果
Ư Lộc dã uyển trung, chuyển Tứ đế Pháp luân, độ Kiều-trần-như đẳng ngũ nhân nhi chứng đạo quả “Vua Ca Lợi và Tiên Nhẫn Nhục”. Vua Ca Lợi là Tôn giả A Nhã Kiều Trần Như. Sa môn Kiều Trần Như dẫn bốn người bạn tu, rời bỏ khu rừng núi Già Da ra đi. Họ đi sang vườn Nai (Lộc Uyển, Mrgadava - Migadava), gần thành Ba La Nại (Varanasi - Baranasi), nước Ca Thi (Kasi), để cùng tu học với nhau. Nếu tính theo thời gian giác ngộ và thời gian xuất gia thì Tôn giả Kiều Trần Như đắc quả Tu đà hườn và xuất gia Tỳ khưu vào ngày rằm tháng sáu, tức là ngày Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn nai Isipatana. Vào bốn ngày liên tiếp kế sau, cả bốn vị còn lại cũng đã giác ngộ và đắc quả Tu đà hườn tuần tự như sau: Ngài Vappa (16/06), ngài Bhaddiya (17/06), ngài Mahānāma (18/06) và ngài Assaji (19/06). Đến ngày hôm sau (20/06), Đức Phật đã thuyết bài Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasutta) và sau thời pháp thì cả năm vị đều đắc được thánh quả A la hán. Lúc bấy giờ trên thế gian đã có được sáu vị Thánh vô lậu. Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiều Trần Như đều chứng được đạo quả.

14 復有比丘所說諸疑,求佛進止。世尊教敕,一一開悟。合掌敬諾,而順尊敕。
Phục hữu tỳ-kheo sở thuyết chư nghi, cầu Phật tấn chỉ. Thế Tôn giáo sắc, nhất nhất khai ngộ, hiệp chưởng kính nặc, nhi thuận tôn sắc. Thị chuyển Pháp-luân Tứ Đế: 2. Khuyến-chuyển Pháp-luân Tứ Đế: 3. Chứng-chuyển Pháp-luân Tứ Đế: "Tỳ-khưu" (Bikshu) vốn là tiếng Phạn, và có ba nghĩa: Phá-ác, Bố-ma, và Khất-sĩ. Vì bao hàm tới ba nghĩa, cho nên nếu dịch "Tỳ-khưu" là Khất-sĩ thì thiếu mất nghĩa Phá-ác và Bố-ma; mà nếu dịch là Phá-ác thì lại thiếu mất nghĩa Bố-ma và Khất-sĩ. Như vậy, từ ngữ "Tỳ-khưu" thuộc loại chứa đựng nhiều nghĩa và do đó không cần dịch ra. Đây là một trong năm loại từ ngữ không nên phiên dịch. Có năm loại từ ngữ mà khi phiên dịch kinh điển chúng ta không nên dịch ra đó là: 1. Đa hàm bất phiên (từ ngữ nào bao hàm nhiều nghĩa thì không nên dịch): 2. Tôn trọng bất phiên (từ ngữ nào được dùng vì sự tôn trọng thì không nên dịch); 3. Thử phương vô bất phiên (những từ ngữ chỉ các thứ mà nơi này không có thì không nên dịch); 4. Thuận cổ bất phiên (những từ ngữ được dùng là do tùy thuận theo lề lối xưa thì không nên dịch); 5. Bí mật bất phiên (từ ngữ nào chứa đựng các ý nghĩa bí mật thì không nên dịch). Mỗi khi có thầy Tỳ kheo nào nêu lên những điều chưa rõ, cầu Phật chỉ giáo, Ðức Thế Tôn giảng giải làm cho tất cả đều được khai ngộ, chắp tay cung kính theo lời Phật dạy.

15 第一章 出家證果 佛言:辭親出家,識心達本,解無為法,名曰沙門
Đệ nhất chương: Xuất Gia Chứng Quả Phật ngôn: Từ thân xuất gia, thức tâm đạt bổn, giải vô vi pháp, danh viết Sa môn. Xuất gia: ra khỏi nhà để đi tu, có 3 ý nghĩa: - Xuất thế tục gia; - Xuất phiền não gia; - Xuất tam giới gia. Trong kinh Tăng Chi có 3 hạng xuất gia: - Thân xuất gia, tâm không xuất gia; - Tâm xuất gia, thân không xuất gia; - Thân và tâm đều xuất gia Sa môn là từ ngữ chỉ cho tu sĩ ở Ấn Ðộ nói chung ; về sau chỉ cho tu sĩ Phật giáo. Cư sĩ Thuần Ðà sau khi cúng buổi cơm cuối cùng đã hỏi Ðức Phật có mấy loại Sa môn. Phật dạy có 4 loại Sa môn. 1) Thắng đạo Sa môn: Sa môn chứng A La Hán. 2) Thuyết đạo Sa môn: là hữu học Sa môn, hiểu rõ Giáo lý, khéo thuyết giảng cho mọi người được lợi ích. 3) Hoạt đạo Sa môn (hay Mạng đạo Sa môn):chưa được chứng quả nào, còn phàm phu, tuy nhiên vẫn sống đúng theo giới luật, nỗ lực tu học. 4) Ô đạo Sa môn (hoặc Hoại đạo Sa môn): Sa môn không giữ giới luật, không chánh tín, lười biếng, làm ô uế đạo. "Sa-Môn" là tiếng Phạn, và có nghĩa là "cần tức" (siêng năng, chấm dứt); đó là: Cần tu Giới, Định, Huệ, Tức diệt tham, sân, si. Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả Từ giã Cha Mẹ đi xuất gia học Ðạo, thấu rõ nguồn tâm, hiểu vô vi pháp, được gọi là bậc Sa môn.

16 常行二百五十戒,進止清淨,為四真道行,成阿羅漢
Thường hành nhị bá/bách ngũ thập giới, tấn chỉ thanh tịnh, vi Tứ chân đạo hạnh, thành A-la-hán. Quả vị A La Hán được coi là quả vị cao nhất theo kinh tạng nguyên thủy ; quả vị này đoạn trừ được 10 kiết sử: Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, Tham, Sân, Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử, Vô minh Thường giữ gìn 250 giới, sống đời thanh tịnh, thực hành 4 chân đạo, thành tựu quả vị A La Hán.

17 阿羅漢者,能飛行變化,曠劫壽命,住動天地。
A-la-hán giả, năng phi hành biến hóa, khoáng kiếp thọ mạng, trụ động thiên địa. A La Hán chữ Phạn là Arahat có 3 nghĩa: - Ứng cúng: xứng đáng cho thế gian tôn kính và cúng dường; - Sát tặc: giết hết giặc phiền não; - Bất sinh: đã thoát khỏi sinh tử luân hồi. Vị chứng quả A La Hán có thể phi hành, biến hóa, kéo dài mạng sống, ở đời động cả đất trời.

18 次為阿那含。阿那含者,壽終靈神上十九天。證阿羅漢
Thứ vi A-na-hàm. A-na-hàm giả, thọ chung linh thần thướng Thập cửu thiên, chứng A-la-hán. Sau quả vị A La Hán là quả A Na Hàm, tiếng Phạn là Anagamin dịch là Bất lai, tức là không có tái sinh ở dục giới nữa mà an trú ở cõi Trời thứ 19 tức là Tịnh cư Thiên thuộc Sắc giới, tiếp tục tu hành để chứng quả A La Hán. Từ quả vị A na hàm trở xuống gọi là Thánh hữu học. A La Hán được gọi là Thánh Vô học. Ðạt được quả vị A na Hàm phải đoạn trừ 5 thượng phần kiết sử là Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, Tham và Sân. Thứ đến là quả A Na Hàm. Vị chứng A Na Hàm, khi tuổi thọ hết, thần thức sẽ sinh lên cõi trời thứ 19 thì chứng quả A La Hán.

19 次為斯陀含。斯陀含者,一上一還,即得阿羅漢
Thứ vi Tư-đà-hàm. Tư-đà-hàm giả, nhất thướng nhất hoàn, tức đắc A-la-hán Sau quả Anahàm là quả Tư đà hàm, tiếng Phạn gọi là Sakrdagamin, dịch là Nhất lai, nghĩa là một lần sanh lên cõi Trời Dục giới, một lần xuống cõi Người mới đắc quả A La Hán. Người chứng quả Tư đà hàm phải đoạn trừ Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi và làm yếu đi Tham và Sân. Thứ đến là quả Tư Ðà Hàm, người chứng quả Tư Ðà Hàm, một lần sinh lên cõi Trời, một lần sinh xuống cõi Người thì chứng quả A La Hán.

20 次為須陀洹。須陀洹者,七死七生,便證阿羅漢。愛欲斷者,如四肢斷,不復用之
Thứ vi Tu-đà-hoàn. Tu-đà-hoàn giả, thất tử thất sanh, tiện chứng A-la-hán. Ái dục đoạn giả, như tứ chi đoạn, bất phục dụng chi. Quả vị Thánh thấp nhất là Tu đà hoàn, tiếng Phạn gọi là "Srotappanna, Srotappanni" dịch là Nhập lưu hay Dự lưu (vào dòng Thánh hay dự vào dòng Thánh) cũng gọi là Thất lai, 7 lần sinh 7 lần tử mới chứng quả A La Hán. Người chứng quả Tu đà hoàn phải đoạn trừ 3 kiết sử: Thân kiến, Giới cấm thủ và Nghi. Trong 4 Thánh quả, quả vị Tu đà hoàn được coi là giai đoạn "Kiến Ðạo", quả Tư đà hàm, Anahàm coi là giai đoạn "Tu Ðạo", chỉ quả A La Hán mới được coi là "Chứng Ðạo". Kế đến là quả Tu Ðà Hoàn, người chứng quả Tu Ðà Hoàn phải 7 lần sinh, 7 lần tử mới chứng quả A La Hán. Người chứng quả A La Hán là người đã đoạn tận ái dục, như chân tay bị chặt không thể sử dụng trở lại được.

21 第二章 斷欲絕求 佛言:出家沙門者斷欲去愛,識自心源,達佛深理,悟無為法
Đệ nhị chương: Đoạn Dục Tuyệt Cầu Phật ngôn: Xuất gia sa-môn giả đoạn dục khử ái, thức tự tâm nguyên, đạt Phật thâm lý, ngộ vô vi pháp. Chương 2: Đoạn trừ Dục Vọng, Dứt Mong Cầu Ðức Phật dạy: "Người xuất gia làm Sa môn thì phải từ bỏ ái dục, biết được nguồn tâm, thấu triệt giáo pháp của Phật, hiểu pháp vô vi.

22 內無所得,外無所求。心不繫道,亦不結業。無念無作,非修非證。不歷諸位,而自崇最。名之為道
Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu, tâm bất hệ đạo, diệc bất kết nghiệp, vô niệm vô tác, phi tu phi chứng, bất lịch chư vị, nhi tự sùng tối, danh chi vi đạo. … Cái diệu nghĩa vô sở đắc, vô sở cầu, chính là nội dung của các kinh điển Bắc truyền, nhất là kinh hệ Bát Nhã. Sở đắc, ngay cả Phật vị cũng chỉ là giả lập: “Sở vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức phi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thị danh Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”. Kinh Kim Cương (gọi là quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, kỳ thật chẳng có gì để gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mà gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vậy thôi). Quả vị giác ngộ cuối cùng theo Pháp Hoa là Bảo sở và chính Đức Phật tại pháp hội này đã khẳng định “tất cả chúng sinh đều là Phật sẽ thành.” Các bậc Sa-môn không nhất thiết phải tuần tự trải qua những quả vị Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa. Các ngài hoát nhiên vượt qua hết thảy, và quả-vị họ đạt được lại cao cả nhất. Bên trong không có cái để được, bên ngoài không có chỗ để cầu. Tâm không chấp thủ nơi Ðạo, cũng không hệ lụy bởi nghiệp, không có suy tưởng, không có tạo tác, không có tu, không có chứng, chẳng cần trải qua các Thánh vị mà tự thành cao tột, gọi đó là Ðạo"…

23 第五章 轉重令輕 佛言:人有眾過,而不自悔,頓息其心,罪來赴身;如水歸海,漸成深廣
Đệ ngũ chương: Chuyển Trọng Linh Khinh Phật ngôn: Nhân hữu chúng quá, nhi bất tự hối. Đốn tức kỳ tâm, tội lai phó thân, như thủy quy hải tiệm thành thâm quảng. "Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối gỉa hối kỳ hậu quá" Chương 5: Chuyển Nặng Thành Nhẹ Ðức Phật dạy: "Người có lầm lỗi mà không tự sám hối để mau chấm dứt tâm tạo tội ấy, thì tội lỗi càng chồng chất vào thân như nước chảy về biển, dần dần trở nên sâu rộng.

24 若人有過,自解知非,改惡行善,罪自消滅;如病得汗,漸有痊損耳
Nhược nhân hữu quá, tự giải tri phi, cải ác hành thiện, tội tự tiêu diệt, như bệnh đắc hãn, tiệm hữu thuyên tổn nhĩ QUYỂN HAI MƯƠI HAI - PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT - Phẩm thứ mười - – Phần sáu Bấy giờ, đức Thế Tôn khen rằng: “Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Thế gian có hai hạng người rất hiếm gặp, ví như hoa ưu-đàm. Một là hạng người không làm điều ác, hai là hạng người có tội biết hối cải. Những người như vậy thật rất hiếm có! “Lại có hai hạng người: một là người làm ơn, hai là người biết nhớ ơn. “Lại có hai hạng người: một là người thưa hỏi và thọ nhận pháp mới, hai là người ôn lại việc cũ chẳng quên. “Lại có hai hạng người: một là người tạo ra việc mới, hai là người củng cố việc cũ. “Lại có hai hạng người: một là người ưa nghe pháp, hai là người ưa thuyết pháp. “Lại có hai hạng người: một là người khéo chất vấn, hai là người khéo giải đáp. Người khéo chất vấn chính là ông đó. Người khéo giải đáp chính là Như Lai. Nếu người có tội mà tự nhận biết tội, bỏ ác làm lành thì tội lỗi tự diệt, như bệnh được đổ mồ hôi dần dần sẽ khỏi bệnh". (TT Thích Viên Giác dịch)


Download ppt "Hậu Hán Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan cộng dịch"

Similar presentations


Ads by Google