Download presentation
Presentation is loading. Please wait.
1
Giới thiệu về Hiến pháp Hiến pháp là gì
Lịch sử hiến pháp trên thế giới Lịch sử hiến pháp của Pháp Lịch sử hiến pháp của Việt Nam Vì sao thay đổi hiến pháp ? Các nguyên lý của hiến pháp tiến bộ Dự thảo 2013 Một số kiến nghị về hiến pháp
2
Hiến pháp là gì Constitution, 宪法 (憲法) = constitute + law Bộ luật cơ bản nhất, có giá trị cao nhất (của một nước) Xác định thể chế, cấu trúc chính quyền, các quyền và các nghĩa vụ cơ bản của các thành phần xã hội Mục đích: tạo thuận lợi cho cai trị / điều hành xã hội, bảo vệ quyền lợi cho các thành phần xã hội
3
Lịch sử hiến pháp Con người → cần xã hội → cần tổ chức xã hội và giải quyết các mâu thuẫn → cần các luật lệ Các bộ luật thành văn hay không thành văn có từ hàng nghìn năm trước công nguyên ở các nơi trên thế giới. Ví dụ: bộ luật của vua Urukagina vùng Sumer (Irak) vào thế kỷ -24 Nền dân chủ Athens: từ thế kỷ -6, « Solonian Constitution », bình đẳng về « lý lịch » (quyền lực không dựa trên nòi giống, mà dựa trên tài sản), bảo vệ quyền lợi của người lao động
5
Lịch sử hiến pháp Hình trên là sơ đồ hiến pháp Athens (thể kỷ thứ 4 TCN) Nền dân chủ Athens có nhiều điểm hiện đại có giá trị đến ngày nay. Ví dụ: công dân có nghĩa vụ tham dự các hội đồng qua bắt thăm ngẫu nhiên. (Các nghiên cứu chính trị gần đây cho thấy việc có các thành viên « ngẫu nhiên » này làm tăng độ phản ảnh chính xác nguyện vọng của nhân dân trong các hội đồng, chống lại trò mưu mô đảng phái)
6
Lịch sử hiến pháp Aristotle (quãng 350TCN) : bộ sách về chính trị, trong đó có 1 quyển về hiến pháp; phân biệt giữa hiến pháp và các đạo luật khác. Nhiều học thuyết chính trị của Aristotle đến nay vẫn có tính thời sự. Ví dụ: Pháp trị Chuyên chính của đám đông vô sản và vô học là không tốt vì quản lý kém và tiêu diệt các tầng lớp xã hội khác. Những nhà chính trị tốt phải có học thức và tương đối khá giả (không có nhu cầu làm dụng quyền lực để làm giầu).
8
Lịch sử hiến pháp Phân loại chính quyền theo Aristotle-Plato :
- Chưa có yếu tố tôn giáo (về sau xuất hiện các chính thể dựa trên tôn giáo) - Chính thể dân chủ lập hiến là tốt nhất Số người nắm chính quyền Dạng tốt (phục vụ toàn xã hội) Dạng thoái hoá (ích kỷ) 1 người vua bạo chúa một nhóm nhỏ quí tộc oligarchy (tập đoàn đầu sỏ) số đông dân chủ lập hiến chuyên chính vô sản
9
Lịch sử hiến pháp Nền cộng hoà Roma (Les Publica Romana) : từ 509TCN đến 27TCN (44TCN: Ceasar tuyên bố thành độc tài; 27TCN: Octavius tuyên bố thành hoàng đế Augustus) Cicero: Nhà chính trị (Consul của Roma) và triết học cộng hoà, chống độc tài. De Re Publica, De Legibus. Ông này cũng là nhà hùng biện - ngôn ngữ học có công đưa tiếng Latinh trở thành thứ tiếng được ưa chuộng trên thế giới.
11
Lịch sử hiến pháp Magna Carta (The Great Charter of Liberties of England). Các quí tộc phong kiến (feudal barons) ép vua John ký từ năm 1215 (sau đó có sửa đổi nhiều lần). Được coi như hiến pháp đầu tiên của Anh Ảnh hưởng sau này đến các thuộc địa của Anh, ví dụ như Mỹ Giới hạn quyền của vua (thậm chí vua có thể bị hội đồng quí tộc tước quyền nếu không tuân thủ hiến pháp) Bảo vệ tự do của các thần dân khỏi sự tuỳ tiện của chính quyền
12
Lịch sử hiến pháp Thời cận hiện đại: các cách mạng dân chủ tư sản. Mỹ giành độc lập khỏi Anh năm 1776 Hiến pháp Mỹ 1787, là « mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ », ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các hiến pháp ở các nước khác sau này (>800 hiến pháp). Kết hợp nhiều tư tưởng tiến bộ: do dân và vì dân (Locke thế kỷ 17), tam quyền phân lập (Montesquieu), kiểm soát lẫn nhau (checks and balances, Polibius từ thời Cộng hoà Roma thế kỷ 2TCN), khế ước xã hội (Rousseau thế kỷ 18), ...
13
We The People ...
14
Lịch sử hiến pháp của Pháp
Cho đến 1789 : chế độ phong kiến. Louis XVI → khủng hoảng kinh tế trầm trọng → cách mạng 06/1789 : giải tán « Etats Généraux » (quốc hội tư vấn 3 thành phần : nhà thờ+quí tộc+tiểu tư sản), lập « Assemblée constituante » Phá ngục Bastille 14/07/1789 (7 tù nhân hình sự, nhưng là kho thuốc súng canon) ← thành biểu tượng chế độ cũ Déclaration des droits de l'homme et du citoyen 26/08/1789 (tái khẳng định: Conseil Constitutionnel 1971), « con người sinh ra tự do và bình đẳng », xoá « droits féodaux ». Cơ sở của các hiến pháp sau này. Rousseau vs. Voltaire : dân chủ hay độc tài sáng suốt? 1791 : hiến pháp quân chủ lập hiến (Vương quốc Pháp), thoả hiệp giữa hoàng gia và nhân dân thành thị
16
Lich sử hiến pháp của Pháp
chiến tranh, 1ère république (1791), khủng bố, độc tài Napoleon 1er Empire (1804), quay lại quân chủ (1814 Bourbon), quân chủ theo chế độ nghị viện (monarchie de Juillet, 1830), 2ème république (1848), 2nd Empire (1852 Napoleon III), 3ème république (1875), chính quyền Vichy (1940, đầu hàng Đức) 1946 : 4ème république (sau WWII) : chế độ nghị viện, tổng thống do quốc hội bầu
18
5ème république Chiến tranh Algérie (đến 1962), chính phủ (exécutif) yếu, quá ít quyền → bế tắc → khủng hoảng chính trị Putsch d'Alger 13/05/1958 (Massu) → de Gaulle được Coty mời trở lại chính quyền, yêu cầu thay hiến pháp Dựa vào mô hình Anh (M. Debré) + tổng thống bầu trực tiếp, nhiều quyền, « garant des institutions » (de Gaulle) Hiến pháp 5ème république được thông qua bằng referendum 28/09/1958, với 79% ủng hộ 3 văn bản nền tảng: tuyên ngôn quyền con người 1789 préambule hiến pháp 1946 của de Gaulle charter về môi trường 2004
19
Sơ đồ 5ème république
20
Lịch sử hiến pháp Việt Nam
Cho đến thế kỷ 20 : phong kiến, rồi Pháp thuộc 1946 : VNDCCH (Hồ Chính Minh) 1959: sau hiệp định Genève, miền Bắc theo phe CS Việt Nam Cộng Hoà (Nam VN): 1956 (Ngô Đình Diệm), (Nguyễn Văn Thiệu), có điều khoản chống CN CS (Điều 4 VNCH 1967 : 1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức. 2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ. Điều 7 VNCH 1956 tương tự) 1980 : sau thống nhất (XHCN kiểu Marx-Lenin, dựa theo hiến pháp Liên Xô 1977) 1992 (sửa 2001): sau khủng hoảng kinh tế, thay đổi ở Đông Âu (tư bản « định hướng xhcn », giữ độc đảng) 2013 ? khủng hoảng toàn diện
21
Hiến pháp VNDCCH 1946 Dân chủ nhất trong các hiến pháp VN cho tới nay ? Dựa trên tinh thần của các hiến pháp Mỹ và Pháp Tương đối ngắn, gồm 70 điều chia thành 7 chương: chính thể dân chủ cộng hoà / quyền và nghĩa vụ công dân / nghị viện / chính phủ / các cơ quan hành chính các cấp / tư pháp / việc sửa đổi hiến pháp trong đó có quyền phúc thẩm của dân Đại đoàn kết toàn dân, bình đẳng không phân biệt: giai cấp, sắc tộc, tôn giáo, giới tính, … (không định hướng Marx-Lenin, không nhấn mạnh giai cấp công nhân) Đảm bảo (không hạn chế như trong các hiến pháp sau) các quyền tự do: ngôn luận, hội họp, tôn giáo, …
22
Hiến pháp VNCH 1956
23
Vì sao thay đổi hiến pháp ?
Thay hiến pháp (thay đổi lớn) = thay thể chế Đang yên lành thì không ai thay đổi. Phải có các nguyên nhân chủ động hoặc bị động hoặc cả hai Chủ động: kết quả của một quá trình đấu tranh dài nhằm thay đổi chế độ. Ví dụ: giải phóng thuộc địa ở nhiều nước; chống chế độ Apartheid ở Nam Phi; chống độc tài quân phiệt ở Chile, Myanmar, … Thụ động: bế tắc, khủng hoảng chính trị và kinh tế → buộc phải thay đổi để nhằm giải quyết khủng hoảng. Ví dụ: Pháp 1958, Việt Nam 1992 và 2013 ?
24
Vì sao thay đổi hiến pháp ?
Khủng hoảng toàn diện Việt Nam 2013 Kinh tế: tổng nợ công > 100% GDP, nợ xấu của ngân hàng > 10%, 2/3 doanh nghiệp thua lỗ, tụt hậu trong khu vực, phá huỷ môi trường, ... Toàn bộ hệ thống tham nhũng nặng (> 30% công quĩ ?), vô trách nhiệm, lợi ích nhóm, … Chính trị: độc đảng nằm trên hiến pháp, tuỳ tiện, không có cơ chế kiểm soát hiệu quả, không thể chống tham nhũng, không có tự do báo chí, không có tự do hội họp, lệ thuộc Trung Quốc, ... Xã hội: xuống cấp về đạo đức, giáo dục, y tế, … Nhưng thay đổi thế nào ?!
25
10 nguyên lý của hiến pháp Được đúc kết lại từ các lý thuyết về hiến pháp và các bản hiến pháp của các nước Phần lớn các hiến pháp thoả mãn các nguyên lý này (ở các mức độ khác nhau), tuy không phải hiến pháp nào cũng thoả mãn cả 10 nguyên lý So với Hiến pháp Việt Nam (1992 và dự thảo 2013) : hầu như chưa nguyên lý nào được thoả mãn
26
Nguyên lý 1 : tính pháp trị
Nguyên lý pháp trị (rule of law) của Aristotle : kể cả vua cũng phải tuân thủ pháp luật, không được tuỳ tiện ra các quyết định trái pháp luật Thiếu pháp trị → luật rừng ; façade constitution (hiến pháp nguỵ tạo : các điều khoản có ghi trong hiến pháp nhưng không có trong thực tế, ví dụ như về tự do hội họp) Để có pháp trị: hiến pháp phải tuân thủ nguyên lý 2 về tính logic (rõ ràng dễ hiểu, không tự mâu thuẫn) để mọi người có thể tuân thủ ; phải có các cơ chế hiệu quả (kiểm soát quyền lực, tố tụng, xử phạt, bồi thường, ...) để chống lại sự tuỳ tiện làm trái pháp luật của người nắm quyền hành
27
Nguyên lý 2 : tính logic Mọi điều khoản phải rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa Trừ phần định nghĩa và giới thiệu, thì mỗi điều khoản phải là 1 luật có thể viết lại kiểu « X phải Y » Không chứa các điều khoản mâu thuẫn với nhau, không tự mâu thuẫn, hoặc trái ngược với tự nhiên Có điều khoản cho phép sửa đổi hiến pháp cho hợp lý hơn và đồng thời vẫn tuân thủ các nguyên lý cơ bản Ví dụ: « bình đẳng » nhưng nhà nước lại có « tính giai cấp » là tự mâu thuẫn về logic, vì bình đẳng thì không « giai cấp » nào được đặt lên trên « giai cấp » khác Tư tưởng chuyên chính vô sản của Trần Phú giống Khmer đỏ: « trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ »
28
Nguyên lý 3 : nhân quyền Ở đây có nghĩa là các quyền thiêng liêng, tự có, không cần ai cung cấp : làm chủ bản thân, mưu sinh, sở hữu, riêng tư, bình đẳng, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do đoàn thể & hội họp Hiến pháp dân chủ: các quyền này được bảo vệ rõ ràng, không bị hạn chế tuỳ tiện Hiến pháp giả dân chủ: kèm theo nhiều câu nhằm hạn chế các quyền này
29
Nguyên lý 4 : tính xã hội Đảm bảo các dịch vụ, phúc lợi xã hội cho người dân, trên mức nhân quyền thiêng liêng cơ bản. Ví dụ hiến pháp Phần Lan có các điều khoản về: Giáo dục phổ thông miễn phí (Việt Nam thì thu phí) Trợ cấp xã hội để bảo vệ nhân phẩm của mọi người Bảo hiểm y tế xã hội, an ninh công cộng, ... Các quyền lợi xã hội → các nghĩa vụ xã hội, như: Đóng góp kinh tế (đóng thuế) Tham dự việc công (chỉ có « bình vôi » mới thôi) Tham gia vào quốc phòng khi cần thiết Cứu người bị nạn
30
Nguyên lý 5 : bảo vệ Như là một khế ước xã hội, phải có các điều khoản nhằm bảo vệ các thứ: chủ quyền, môi trường, tài sản, chống thiên tai bệnh dịch, v. v. Đặc biệt: bảo vệ các thiểu số và các phe yếu chống lại sự áp đặt tuỳ tiện của đa số và các phe mạnh ; bảo vệ người dân trước chính quyền Nếu không bảo vệ các phe yếu (dân chủ sai lệch, đa số bắt nạt thiểu số) có thể dẫn đến các thảm hoạ. Ví dụ đang xảy ra: ở Myanmar sau khi bỏ độc tài quân phiệt thì thiểu số theo đạo hồi giáo lại bị đa số (theo đạo phật) khủng bố giết chóc.
31
Nguyên lý 6 : dân chủ Chính quyền do dân bầu ra và vì dân. Ở Việt Nam: Đảng Cộng Sản không do dân bầu ra nhưng lại nắm chính quyền (Điều 04 trong hiến pháp Việt Nam), vi phạm nguyên lý dân chủ. Một bộ phận nhân dân (đặc biệt ở Việt Nam?) có thể không quan tâm đến dân chủ miễn sao « có ăn và chơi », nhưng chế độ dân chủ thực sự mới dễ đảm bảo các quyền lợi của dân Phải thiết lập được các cơ chế hiệu quả cho bầu cử, kiểm soát chính quyền, thay đổi chính quyền, chống độc tài.
32
Nguyên lý 7 : phân quyền và kiểm soát lẫn nhau
Montesquieu, nhằm chống độc tài và tuỳ tiện. Các hiến pháp dân chủ nói chung đều tuân thủ Tam quyền phân lập: lập pháp (quốc hội: 1 viện hay 2 viện ?), hành pháp (chính phủ: tổng thống hay thủ tướng?), tư pháp (toà bảo hiến, toà án tối cao, …) Ở Việt Nam : không có tam quyền phân lập ; mọi thứ qui về 1 mối (ĐCS lãnh đạo, can thiệp mọi việc, có Bộ GD-ĐT lại có Ban khoa giáo, ...), toà án không độc lập, các « bản án đút túi » do ĐCS chứ không phải quan toà quyết định. « Phê và tự phê » 2012 : thủ tướng không bị lôi ra toà vì các vụ tham nhũng, mà họp nội bộ ĐCS, cuối cùng không kỷ luật
33
Nguyên lý 8 : minh bạch Nhằm chống lạm quyền và tham nhũng
Một số biểu hiện (Có các điều khoản về): Các văn bản của chính quyền là thuộc sở hữu công, phải công khai, dân có quyền đòi hỏi được xem, được kiểm tra Toà xử công khai Các qui trình tuyển chọn, đấu thầu, … của công phải công khai Ở Việt Nam: không phải là không biết làm minh bạch, mà là biết cố tình làm sao cho mù mờ ít minh bạch nhất, từ những thứ đơn giản nhất
34
Nguyên lý 9 : tự quản Dân chủ phi tập trung, phân quyền theo chiều dọc (vs. tam quyền phân lập = phân theo chiều ngang) Độ tự chủ cao của các tổ chức, các chính quyền địa phương. Mỗi cấp có những quyền mà phía trên không được can thiệp. Đặc biệt cần cho các vùng dân tộc thiểu số có truyền thống văn hoá riêng. Thuỵ Sĩ : liên bang tương tự Mỹ, nhưng tự quản hơn. Để thành công dân Thuỵ Sĩ phải được « làng » OK. Pháp: décentralisation, trao tự chủ tài chính cho các vùng, các đại học, ... Hiến pháp Phần Lan : các đại học là tự quản. Hiến pháp VNCH 1967 : nền giáo dục đại học là tự trị.
35
Nguyên lý 10 : hoà bình và trung lập
Không xâm lược hay ép đặt nước khác Quân đội và cảnh sát không đàn áp nhân dân Không bắt lính trái ý muốn (các nước tiên tiến → quân đội chuyên nghiệp, bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc) Hạn chế bạo lực. (Mỹ: ai cũng có súng → bạo lực cao) Không ngả theo tôn giáo nào, « giai cấp » nào Không áp đặt « chuẩn đạo đức » nào, trừ các nguyên tắc cư xử đã được ghi thành pháp luật hiện hành, v.v. (Việt Nam: cắt quần ống loe ...)
36
Dự thảo 2013 của QH Quốc hội (do ĐCS chỉ đạo) công bố dự thảo (phiên bản 1) vào 01/2013. Định lấy ý kiến « chớp nhoáng » chỉ đến 03/2013. Gặp phản đối → kéo dài thời hạn đến 09/2013 Lấy ý kiến nhân dân một cách giả dân chủ, bắt ép, doạ nạt → « đại đa số nhân dân đồng ý ». Báo chí tuyên truyền bôi nhọ những người có ý kiến khác, đặc biệt là « Kiến nghị 72 » Ban dự thảo: có tranh cãi mạnh, nhưng phe bảo thủ thắng. Phiên bản 3 « mật » không công bố có trên trang « Anh Ba Sàm ». 05/2013 công bố « phiên bản 3 » giữ nguyên toàn bộ các ý chính so với 01/2013.
37
Dự thảo 2013 của QH Thiếu logic. Có nhiều điều khoản mơ hồ, hoặc mâu thuẫn nhau. Ví dụ: Điều 44 . Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. (Thế nào là nghĩa vụ học tập, quyền do ai cung cấp ?!). Các hiến pháp khác có điều khoản rõ ràng: học phổ thông miễn phí (nhà nước phải đảm bảo cung cấp) và bắt buộc (nghĩa vụ cụ thể). Điều 21. Mọi người đều có quyền sống. Cũng rất mơ hồ. Theo « chủ nghĩa Marx-Lenin » nhưng đồng thời theo « kinh tế thị trường » là tự mâu thuẫn, vì học thuyết Mác-Lê trái ngược với « kinh tế thị trường » Đảng trị thay vì pháp trị. Chỉ có 2 điều nhắc tới ĐCS. Điều 4 : ĐCS lãnh đạo nhà nước. Điều 70 : Quân đội trun thành với ĐCS.
38
Dự thảo 2013 của QH Hạn chế nhân quyền cơ bản. Bởi các câu như « theo qui định của pháp luật », « không được lợi dụng ... ». Trên thực tế VN được xếp vào danh sách 10 nước « kẻ thù của internet », không có tự do báo chí. Thiếu tính xã hội. Tuy tên là « XHCN » nhưng đảm bảo rất ít phúc lợi xã hội so với các nước tư bản. Ví dụ : không có giáo dục phổ thông miễn phí. Những điều như « Điều 35 : Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội » rất mơ hồ, vì không hề nói ai có trách nhiệm đảm bảo cái đó.
39
Dự thảo 2013 của QH Thiếu dân chủ. ĐCS lãnh đạo nhưng dân không bầu ra ĐCS. Dân không bầu ra chủ tịch nước mà chỉ bầu quốc hội, tư pháp không độc lập → không có cơ chế hiệu quả cho dân kiểm soát chính quyền → không thể chống tham nhũng. Chính quyền cảnh sát. Kiểm soát mọi thứ thông qua các cánh tay của ĐCS (công an chìm nổi, mặt trận tổ quốc, đoàn đội, v.v.). Lực lượng vu trang phải trung thành với ĐCS (Điều 70). Cấm truyền bá « phản động » (Điều 64) … Ôm đồm về kinh tế. « Kinh tế thị trường định hướng XHCN » có rất nhiều điều khoản trong hiến pháp về việc quản lý kinh tế của nhà nước (số điều khoản về vấn đề này trong hiến pháp của Pháp = 0)
40
Kiến nghị 72 Tập thể 72 nhân sĩ, trí thức ở VN ký và trao cho QH. 6 điểm chính + điểm 7 đề nghị kéo dài thời hạn lấy ý kiến. 1) Kiến nghị về lời nói đầu và Chương 1 : Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Về chương I: Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền
41
Kiến nghị 72 2) Kiến nghị về quyền con người: yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. 3) Kiến nghị về sở hữu đất đai: Không thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước là tước đoạt một quyền tài sản quan trọng bậc nhất của người dân. Đánh đồng sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân về đất đai là tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân.
42
Kiến nghị 72 2) Kiến nghị về quyền con người: yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. 3) Kiến nghị về sở hữu đất đai: Không thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước là tước đoạt một quyền tài sản quan trọng bậc nhất của người dân. Đánh đồng sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân về đất đai là tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân.
43
Kiến nghị 72 4) Kiến nghị về tổ chức Nhà nước: phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác. Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật. 5) Kiến nghị về lực lượng vũ trang: Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào. 6) Kiến nghị về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.”
44
Kiến nghị 72 4) Kiến nghị về tổ chức Nhà nước: phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác. Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật. 5) Kiến nghị về lực lượng vũ trang: Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào. 6) Kiến nghị về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.”
45
Một số tài liệu Kiến nghị 72 : Hiến pháp nào cho Việt Nam: Ý kiến của ông Đặng Văn Việt về hiến pháp: t%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%B7ng-van-vi%E1%BB%87t-gop-y- v%E1%BB%81-hi%E1%BA%BFn-phap/ Các hiến pháp của Việt Nam, dự thảo 01/2013, và của các nước Mỹ, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Liên Xô cũ, v.v. (có trên mạng) Hoàng Xuân Phú, Teo dần quyền con người trong hiến pháp Các tài liệu về quá trình xây dựng hiến pháp ở các nước ...
Similar presentations